Xu hướng thị trường gần như đi ngang trong phiên hôm nay (23/10). VN-Index đóng cửa nhích nhẹ 1,01 điểm tương ứng 0,08% lên 1.270,9 điểm; VN30-Index tăng 0,8 điểm tương ứng 0,06%. Trong khi đó, HNX-Index tăng 1 điểm tương ứng 0,44% còn UPCoM-Index tăng 0,39 điểm tương ứng 0,43%.
Thanh khoản thu hẹp còn 589,85 triệu cổ phiếu tương ứng 14.501,38 tỷ đồng trên HoSE và 40,06 triệu cổ phiếu tương ứng 651,58 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 19,93 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 229,57 tỷ đồng.
Yếu tố tích cực là độ rộng thị trường nghiêng khá mạnh về phía các mã tăng giá. Có 468 mã tăng giá trên cả 3 sàn giao dịch với 27 mã tăng trần so với 333 mã giảm, 15 mã giảm sàn.
Top cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index phiên 23/10.
Nếu như các phiên trước, VHM đóng vai trò tích cực trong việc dẫn dắt thị trường thì hôm nay, cổ phiếu Vinhomes điều chỉnh đã kéo giảm VN-Index 1,33 điểm. Chiều ngược lại, VIC đóng góp 0,93 điểm cho chỉ số.
Cụ thể, VHM sau khi đạt mức tăng giá lên 48.350 đồng thì đã quay đầu giảm do bị chốt lời, đánh rơi 2,6% còn 47.000 đồng. VHM cũng là cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với khớp lệnh đạt 33,3 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, VIC tăng 2,4% lên 43.200 đồng, khớp lệnh đạt hơn 5 triệu đơn vị.
Phần lớn cổ phiếu ngành bất động sản đạt được trạng thái tăng giá. FDC tăng trần với thanh khoản khiêm tốn. SGR tăng 3,6%; DIG tăng 3,5%; PDR tăng 3,3%; NLG tăng 3%; DXG tăng 2,5%; VIC tăng 2,4%; DXS tăng 1,9%; HQC tăng 1,9%.
Diễn biến cổ phiếu QCG trong phiên 23/10 (Nguồn: VDSC).
QCG của Quốc Cường Gia Lai gây chú ý khi quay đầu giảm sàn về 10.300 đồng, trắng bên mua. Khớp lệnh tại QCG đạt 1,8 triệu đơn vị trong đó có 890.200 cổ phiếu được giao dịch ở mức giá sàn; dư bán giá sàn còn 720.500 cổ phiếu.
Trước đó, QCG có chuỗi tăng rất ấn tượng với nhiều phiên tăng trần. Tính đến hết phiên 22/10, QCG đã tăng hơn 64% so với thời điểm đầu tháng.
Với phiên giảm sàn hôm nay, QCG góp mặt trong top 10 cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index, mức độ ảnh hưởng là 0,05 điểm.
Nhóm xây dựng và vật liệu cũng có diễn biến tương tự với khá nhiều mã tăng giá mạnh: KPF tăng trần, DPG tăng 4,3%; BMP tăng 3,4%; TCD tăng 3%; HVH tăng 2,8%; FCN tăng 2,3%; EVG tăng 2,1%. Tuy vậy, nhóm này cũng ghi nhận tình trạng giảm sàn tại TCR; ACC giảm 5,8%; PTC giảm 3,3%.
Nhóm tài nguyên cơ bản có KSB tăng trần; TNT tăng 2,5%; SMC tăng 1,1%. Ngược lại, SAV, TLH, HPG, VPG điều chỉnh, mức giảm không lớn.
So với mặt bằng chung thì giao dịch tại nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn sôi động hơn, song nhịp độ giao dịch có phần đã hạ nhiệt so với các phiên trước đó.
Nhóm này phân hóa nhẹ với STB tăng 2,3%; TPB tăng 2%, MSB, LPB, NAB, CTG tăng chưa tới 1%; ngược lại VPB, BID, SHB, VIB, SSI, HDB điều chỉnh nhẹ. Trong đó VIB khớp lệnh 24,2 triệu cổ phiếu; TPB khớp lệnh 18 triệu cổ phiếu; VPB khớp lệnh gần 16 triệu cổ phiếu; SHB và STB khớp lệnh 12 triệu cổ phiếu.
" alt=""/>Cổ phiếu công ty Cường "Đô La" bị bán tháo; VHM điều chỉnhTheo New York Times,Israel đã giấu chất nổ bên trong một lô máy nhắn tin được đặt hàng từ Công ty Gold Apollo của Đài Loan (Trung Quốc) trước khi lô hàng đến tay Hezbollah. Tờ báo này còn cho biết thêm rằng phía Israel đã nhúng một công tắc để kích nổ chúng từ xa.
Ít nhất 9 người thiệt mạng và hơn 2.800 người bị thương trong vụ hàng loạt máy nhắn tin của Hezbollah phát nổ trên khắp đất nước. Hình ảnh hiện trường cho thấy các máy nhắn tin có kiểu dáng, nhãn mác trùng khớp với sản phẩm của công ty Gold Apollo trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc).
"Những sản phẩm đó không phải của Gold Apollo mà chỉ dán nhãn hiệu của chúng tôi", Hsu Ching-Kuang, nhà sáng lập Gold Apollo, chia sẻ với Reuters.
Theo CNN, chưa thể định vị được hình ảnh từ mạng xã hội nhưng có thể xác minh rằng chúng được công bố hôm 17/9, cùng ngày xảy ra vụ nổ. Ít nhất một máy nhắn tin được hiển thị trong hình ảnh là mẫu Gold Apollo AR924.
Ông Hsu Ching-Kuang, nhà sáng lập Gold Apollo (Ảnh: Reuters).
Ông Hsu nói rằng số máy nhắn tin này được chế tạo bởi một công ty ở châu Âu đã mua giấy phép sử dụng thương hiệu của Gold Apollo, song không nêu tên cụ thể và khẳng định Gold Apollo cũng là nạn nhân trong sự việc. "Chúng tôi không phải doanh nghiệp lớn, nhưng vẫn là công ty có trách nhiệm. Đây là sự việc đáng xấu hổ", ông nói.
Gold Apollo sau đó ra thông cáo cho hay công ty BAC là đơn vị sản xuất và bán mẫu máy nhắn tin AR-924. Hầu hết sản phẩm phát nổ thuộc dòng này.
"Chúng tôi chỉ cấp quyền sử dụng thương hiệu và không tham gia quá trình sản xuất, thiết kế sản phẩm", phía công ty. Công ty không nói rõ BAC đặt trụ sở tại đâu.
Reuters trước đó dẫn lời các quan chức Mỹ nói rằng những máy nhắn tin bị nổ nằm trong lô hàng 5.000 chiếc được cho là sản xuất bởi Gold Apollo. Khoảng 3.000 máy trong số đó là mẫu AR-924, ngoài ra còn có 3 mẫu khác.
Thủ lĩnh Hassan Nasrallah hồi đầu năm yêu cầu các thành viên Hezbollah không sử dụng điện thoại di động vì Israel có thể giám sát chúng. Chính vì vậy, theo chuyên gia an ninh mạng Israel Keren Elazari, loạt vụ nổ máy nhắn tin đã đánh vào điểm yếu nhất của Hezbollah.
Theo Reuters, New York Times, CNN" alt=""/>Máy nhắn tin của Hezbollah phát nổ: Công ty sở hữu thương hiệu lên tiếng